Những tiềm năng, cơ hội và thách thức đối với thị trường xuất khẩu sầu riêng Việt Nam

Sầu riêng có lẽ là một trong những loại trái ăn cây khiến nhiều người bối rối nhất. Mùi hương cay nồng và mạnh của quả nhiệt đới này luôn gây ra những phản ứng trái ngược khi một số người mê mẩn, yêu thích, một số khác lại miêu tả hương sầu riêng như mùi hành tây thối hay thậm chí là giống mùi nước cống. 

Sầu riêng Ri6

Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á (thích hợp vùng nhiệt đới gió mùa), chủ yếu được trồng ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Việt Nam. “Vua trái cây” có vỏ ngoài cứng, bao phủ bởi gai, có hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc từng loại. Khi chín, phần thịt giống như sữa trứng, ngọt và mịn như kem. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt VN, Diện tích trồng Sầu Riêng của VN năm 2021 là 84.800 ha nhưng đến năm 2023 diện tích tăng hơn 110.000 ha với sản lượng khoảng trên 1.000.000 tấn tăng 30% so với năm 2021. Tập trung chủ yếu vùng Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai , Daklak, Gia Lai, Daknong và Lâm Đồng, thời vụ gần như quanh năm. Giống Sầu riêng chủ yếu: Ri6, Dona và một số ít 9 Hóa…Trong khi Sầu Riêng Thái , Philippines,… nằm khoảng giữa năm từ tháng 4 - tháng 9 hàng năm. Hiện nay, Trung Quốc một nước nằm kề Việt Nam là một thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ Sầu riêng với kim ngạch nhập khẩu năm 2023 khoảng 8 tỷ USD (7 tỷ Sầu riêng tươi + 1 tỷ cấp đông) nhập chính ngạch từ Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Phillipines. Đây là một thuận lợi và cơ hội vô cùng quan trọng cho Sầu riêng Việt Nam phát triển nóng vì chi phí vận chuyển logistics sẽ rẻ hơn và thời gian cũng ngắn hơn nhiều so các nước khác chỉ chưa tới 36 giờ di chuyển đường bộ là tới chợ Trung Quốc (TQ), giúp giá thành nhập khẩu rẻ hơn cạnh tranh với các nước một cách hiệu quả (trong khi Thái Lan mất gần 10 ngày). Sầu riêng hiện là một sản phẩm “hot”, một xu hướng tiêu dùng đang nổi trội hiện nay tại TQ. Điều này, chắc chắn sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ Sầu riêng trong tương lai của thị trường Trung Quốc gia tăng hơn nữa. Ngày 11/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đây là kết quả đàm phán trong hơn 2 năm qua giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và GACC, Nghị định thư đã có hiệu lực ngay sau khi ký kết và bắt đầu từ 12/7/2022, Trung Quốc sẽ chính thức thông quan nhâp khẩu chính ngạch đối với trái sầu riêng Việt Nam.

Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu Sầu riêng được 421 triệu đô, năm 2023 con số XK Sầu riêng đã đạt 2,241 tỷ đô, tăng 430% so năm 2022, năm 2024 dự kiến sẽ đạt con số từ 3 - 3,5 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được rất khả quan như trên vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn của ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

-Theo Nghị định thư đã ký kết, Trung Quốc yêu cầu tất cả vùng trồng cũng như các cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được GACC phê duyệt. Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số, để khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác.

-Trước khi lô hàng đầu tiên xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải gửi cho GACC danh sách vườn trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ cập nhật thường xuyên. Danh sách này sẽ được đăng trên website của GACC.

- Khi sầu riêng tới cửa khẩu Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan và hoàn tất quá trình kiểm tra kiểm dịch.

 - Những lô hàng sầu riêng từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký trước sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.

- Tất cả vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vườn trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng; Phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất hoặc sinh học và các biện pháp canh tác khác…

 - Nghị định thư cũng nêu rõ trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 2 năm, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được xuất khẩu sang Trung Quốc.

- Nghị định thư này có hiệu lực trong 3 năm, trừ khi một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia ít nhất 3 tháng trước ngày hết hiệu lực về ý định sửa đổi hoặc chấm dứt Nghị định thư này. Nghị định thư sẽ tự động gia hạn hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.

- Bằng Nghị Định Thư này DNVN sau này có thể XK Sẩu riêng tươi chính ngạch cho thị trường TQ. Theo các DN VN các nước ngoài TQ như Mỹ, EU,... thường nhập Sầu Riêng cấp đông của VN. Trước đây, khi cấp đông bằng phương pháp máy nén truyền thống, trung bình phải mất 6 - 8 giờ mới cấp đông xong cho mỗi container 40 feet đạt -18oC, với hệ thống 23 cấp đông mới xử dụng công nghệ khí nitơ lỏng cấp đông đạt -18oC chỉ mất thời gian 1 giờ (60 phút), nhanh gấp nhiều lần thông thường sau đó Sầu Riêng được đóng gói và xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau. Sau khi rã đông, hương vị của nó giống như sầu riêng tươi, đảm bảo giữ 100% chất lượng và mùi vị trái. Tuy nhiên, nguồn cung Nitơ hiện nay và sắp tới cùng với công nghệ, thiết bị đi kèm sẽ là vấn đề lớn khi mở rộng sản lượng XK Sầu Riêng đi TQ cũng như các nước khác, cạnh tranh với hàng Thái Lan chuyên sử dụng Nitơ để cấp đông Sầu Riêng. Malaysia đã từng gặp khó khăn do thiếu hụt nguồn cung Nitơ phục vụ cấp đông Sầu riêng XK do họ chỉ được phép XK Sầu riêng cấp đông cho TQ. Một số Sầu Riêng buộc phải chế biến thành Purê, nếu không sẽ bị hư thối và bị loại bỏ. DN VN nên suy nghĩ và để ý vấn đề này khi được phép XK chính ngạch SR cấp đông qua TQ.

- Ngoài thị trường Trung Quốc, Sầu Riêng VN còn có thể XK đi các nước khác dưới hình thức cấp đông nguyên trái hoặc tách múi tới các thị trường nơi chỉ có đông cộng đồng người Châu Á sinh sống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc, đa số là loại Sầu Riêng Ri6.

- Thị trường Nhật Bản hiện nay gặp vấn đề lớn về dư lượng hóa chất tồn dư cao trong sản phẩm, nhiều Container Sầu Riêng bị trả về hoặc phải hũy do vi phạm dư lượng

- Nếu muốn XK Sầu Riêng đi các nước phát triển, bắt buộc Sầu Riêng phải được trồng theo phương pháp Global GAP nghiêm ngặt, tuân thủ theo đúng quy định của từng thị trường tiêu thụ về dư lượng hóa chất lưu tồn, cũng như các điều kiện KDTV khác. Nếu không sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi XK tới Cảng đến của các nước trên.

- Khó khăn trong thu hái, đóng gói XK sầu riêng: hiện có nhiều nhà vườn, thương lái chạy theo số lượng, muốn bán giá cao hơn sợ nếu để đủ chín cây, trái sẽ bị rớt giá (nhất là đầu vụ thu hái) nên cố tình cắt một số trái chưa đạt độ chín (còn non). Điều này rất nguy hiểm cho ngành Sầu Riêng Việt Nam nói chung, vì khi tiêu thụ người mua (bỏ nhiều tiền) gặp phải hàng chưa chín, ăn không ngon sẽ tẩy chay thương hiệu DN và cả thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Phải có biện pháp kiểm soát, chế tài chuyện này giống bên Thái Lan hiện nay  ra các luật lệ nghiêm xử phạt nặng hành động thu hái sầu riêng non XK.

- Thương lái thu gom kể cả Doanh nghiệp đóng gói Sầu riêng hiện cũng thiếu nhiều công nhân lành nghề lựa trái Sầu Riêng, phân loại trái non, già đầu vào. Vấn đề lựa trái hiện nay còn rất thủ công với dụng cụ thô sơ là gõ trái, chưa cơ giới hóa được việc lựa chọn trái cây như chanh, cam, quýt, bưởi, sơ ri,… bằng máy có trang bị mắt tia hồng ngoại mà các nước phát triển đang xử dụng để lựa trái XK của họ. Vì vậy ngành Nông Nghiệp cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây SR theo tiêu chuẩn GAP cho các chủ vườn, phân loại, đóng gói cho các đơn vị XK,… không kém phần quan trọng là đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho các công nhân gõ và phân loại trái SR để tăng cường chất lượng Sầu Riêng xuất khẩu của Việt Nam (Thái Lan đang thực hiện).

- Mối liên kết giữa nhà vườn và DN VN XK Sầu Riêng nhiều nơi và nhiều lúc rất lỏng lẻo. Nhà vườn Việt Nam sẵn sàng bẻ kèo, bỏ hợp đồng nếu có người trả cao 24 hơn vài giá. Việc này dẫn đến nhiều DN VN bị thua lỗ nặng do không mua được hàng, bể và đền Hợp đồng với người mua nước ngoài, nợ cơ quan vận chuyển logistics, bao bì… tạo điều kiện cho các Công ty TQ núp bóng mở cơ sở thu mua đóng gói SR tại các vùng nguyên liệu và xuất thẳng ra nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh với các DN Việt Nam, hiện đang xảy ra ở Tiền Giang, sắp tới sẽ lan ra các địa phương khác như Đồng Nai, Tây Nguyên,... Dần dần ngành XK SR Việt sẽ bị nhiều Công ty TQ chiếm lĩnh và chi phối giá cả và số lượng. Nhà nước cần có các biện pháp nghiệp vụ để chấn chỉnh và kiểm soát thị trường hiệu quả, lành mạnh hóa thương mại cho ngành Sầu Riêng Việt Nam.

- Việt Nam chưa có giống Sầu riêng ưu việt nổi trội để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài nhất là Trung Quốc như Sầu Riêng Mong Thong của Thái Lan, Musangking, Malaysia. Chính vì vậy, Sầu Riêng VN chưa tạo được thương hiệu lớn Quốc Gia, giá bán SR VN thường thấp hơn Thái Lan và Malaysia dù chi phí Logistics có rẻ hơn tại thị trường TQ. Mặt khác cần quy định rõ chỉ có Sầu riêng nào được phép XK.

- Công tác cấp mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói hiện nay được tổ chức khẩn trương tuy nhiên cũng còn chậm so với nhu cầu và quy mô sản xuất của VN. Được biết tinh đến nay chúng ta đã được cấp: 708 mã số vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói đủ điều kiện XK vào thị trường TQ. Việc này sẽ làm ngành Sầu Riêng VN gặp nhiều khó khăn khi XK vào những tháng cuối năm 2024 khi sản lượng và kim ngạch được kỳ vọng cao hơn nữa, có khi 3 tỷ USD trở lên.

Tài liệu tham khảo:

Bài viết sử dụng Tài liệu từ Hiệp Hội rau quả Việt Nam.

Bài, ảnh: Hùng Mận

TUYÊN TRUYỀN


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 6
  • Trong tuần: 680
  • Tất cả: 436122