Một số kỹ thuật trong canh tác dừa hữu cơ
Xu hướng chuyển đổi từ nền nông nghiệp hóa chất sang nền nông nghiệp xanh, hữu cơ là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay. 

         Trong lĩnh vực trồng trọt thì cây dừa là loại cây trồng dễ chuyển đổi sang hữu cơ hơn các loại cây khác. Tuy nhiên, để sản xuất dừa hữu cơ, chúng ta cần chú trọng các yêu cầu sau:

          - Yêu cầu về thời gian chuyển đổi.    

          - Yêu cầu về đất đai.

          - Yêu cầu về cây giống.

          - Yêu cầu về luân canh và xen canh.

          - Yêu cầu về phân bón. 

          - Yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học.

          - Yêu cầu về quản lý dịch hại, cỏ dại và sâu bệnh...

         Một số giải pháp kỹ thuật cơ bản

         - Thời vụ: Cây dừa có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa nhằm hạn chế việc tưới nước và cây phát triển nhanh. Cần lưu ý, cây dừa con bị ngập nước hay bị khô đều kém phát triển hoặc chết.

         Mật độ và kiểu trồng:

Kiểu trồng hình vuông                               

Kiểu trồng hình tam giác

Khoảng cách trồng

(m)

Kiểu hình vuông

(cây/ha)

Kiểu hình tam giác đều

(cây/ha)

6 x 6

277

321

6,5 x 6,5

237

273

7 x 7

204

236

7,5 x 7,5

178

205

8 x 8

156

180

8,5 x 8,5

138

160

9 x 9

123

143

Bảng 1: Số cây dừa tương ứng/ha theo mật độ và kiểu trồng

         Nếu có trồng xen khoảng cách và mật độ trồng dừa có thể thưa hơn (9 - 10 m), tùy theo đối tượng cây xen và tùy theo loại đất, nếu đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa. Mật độ trung bình thường trong khoảng 160 - 180 cây/ha đối với dừa cao và 230 - 250 cây/ha đối với dừa lùn.

         - Chuẩn bị hố trồng: Đối với đất thịt pha cát kích thước hố (50 cm x 50 cm x 60 cm); đối với đất sét pha thịt kích thước hố (60 cm x 60 cm x 60 cm)

            Lưu ý: Đối với những vườn dừa trồng lại trên vườn dừa lão vừa bị phá bỏ, cần phải đào hố có kích thước lớn hơn nhằm loại bỏ lớp rễ dừa trên tầng đất mặt, giúp cho cây dừa con phát triển tốt hơn.                                                                           

Loại đất

Phân hữu cơ

(kg)

Vôi bột

(kg)

Superlân

(kg)

Đất cát, cát pha

30

0

1,0

Đất thịt, đất phù sa

15-20

0

0,5

Đất nhiễm phèn

10-20

5-10

1,5 *

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bảng 2: Lượng phân bón cho mỗi hố trồng

         - Chuẩn bị cây con: Đối với cây con được ươm trực tiếp trên đất, sau khi chọn cây có đủ tiêu chuẩn xuất vườn, dùng leng xén đứt rễ chung quanh gốc rồi bứng cây ra khỏi liếp ươm, không nên dùng tay nắm lá kéo đứt rễ dừa sẽ dễ làm gãy gốc thân. Sau đó, dùng dao xén bớt rễ còn chừa khoảng 3 – 5 cm, nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm để ngăn ngừa nấm bệnh cho dừa sau khi trồng. Sau khi bứng cây con nên đưa ra trồng càng sớm càng tốt.

         Đối với cây con được ươm trong bầu nhựa dẽo, sau khi chọn cây con có đủ tiêu chuẩn trồng sẽ được chuyển trực tiếp ra vườn để trồng.

         - Trồng cây con: Đào một lỗ trong hố hay trên mô có kích thước bằng bầu dừa hoặc trái, sau đó đặt cây dừa con vào hố, lấp đất vừa kín trái, dùng chân giẫm nhẹ chung quanh, giúp cây giữ chặt vào đất. Nếu cây quá cao thì phải dùng nẹp tre

hoặc gỗ cột chặt vào gốc thân để cây khỏi bị gió làm lung lay.

         Lưu ý: Nên bứng dừa con từ liếp ươm vào sáng sớm hoặc chiều mát bằng xẻng bén hoặc cây bứng dừa chuyên dụng, dùng dao hay kéo bén cắt bỏ những đoạn rễ bị giập và nên trồng ngay, không để quá 2 ngày. Tuyệt đối không dùng sức để nhổ cây dừa con, vì sẽ làm đứt rễ và củ hủ. Nếu cây con được ươm trong bầu, thì phải rạch và tháo nhẹ bầu ra rồi đặt cây xuống hố, tránh không để vỡ bầu. Nếu chuyên chở đi xa, phải che nắng, phun nước và hạn chế rung lắc. Tùy theo mùa, sau khi trồng phải bảo đảm đủ độ ẩm cho cây phát triển bình thường, nhưng cũng không để cây con bị úng.

         - Bón phân: Kết quả phân tích sự huy động dinh dưỡng của cây dừa cho thấy 3 chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây dừa được xếp theo thứ tự là Kali (K2O), Clorur (Cl) và Đạm (N), kế đến là Canxi (Ca), Natri (Na), Lân (P2O5), Ma – nhê (Mg) và Lưu huỳnh (S).

 

Năng suất

 

N

P­­2O5

K2O

Mg

Ca

S

Na

Cl

 

100 trái/cây ( Ouvier và Ochs, 1978)

 

 

49

16

115

8

5

4

11

64

 

6,7 tấn copra/ha ( Ouvier và Ochs, 1978)

- Từ trái

 

108

39

232

15

9

9

20

125

- Từ cây

 

174

40

299

39

75

30

54

240

 

1 tấn copra ( Ashgar,1988)

 

 

16,2

5

33

2

1,4

1,3

2,5

19,7

Bảng 3: Sự huy động một số chất dinh dưỡng của cây dừa (kg/ha)

         Kali cần thiết cho sự tạo thành cơm dừa và dầu dừa, bón kali sớm ở giai đoạn vườn ươm, cây con sẽ phát triển mạnh, ra trái sớm, sai trái, tăng năng suất từ 15-20 %. Thiếu kali ở giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất dừa về sau, mặc dù thời gian sau đã được bổ sung kali đầy đủ. Kali có ảnh hưởng đến việc tăng số buồng, số hoa cái, tỉ lệ đậu trái, khối lượng trái, giúp cây chống bệnh đốm lá. Do đó, cây dừa thiếu kali thường cho ít trái, trái nhỏ và năng suất thấp.

         Triệu chứng thiếu kali trên cây dừa cũng điển hình như các cây trồng khác là chóp và bìa lá có màu vàng và nâu, đầu tiên có hình chữ V, sau lan dần rộng ra, nếu tình trạng thiếu kali kéo dài, cả lá sẽ bị khô. Triệu chứng biểu hiện trên tàu lá cũng như trên từng lá chét, dễ nhận biết nhất là những lá bên dưới tán chết sớm, khô nhưng không rụng, thường có 5-6 tàu lá dừa khô còn dính trên cây.

          Đạm ngoài vai trò giúp cho cây dừa tăng trưởng mạnh, ra hoa sớm, đạm còn có vai trò quan trọng là giúp cho cây dừa sản xuất nhiều hoa cái. Nhiều nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết khi số hoa cái/phát hoa ít hơn 20 hoa thì nên nghĩ ngay đến việc bổ sung đạm. Đạm còn có tác dụng hỗ tương với kali, giúp cho cây dừa sử dụng kali hữu hiệu hơn. Cây dừa thiếu đạm tăng trưởng chậm, cả tàu lá đều bị vàng, lá non vẫn có màu xanh nhạt nhưng không trơn, láng. Triệu chứng thường biểu hiện rõ ở những lá già, do đạm là một chất di động trên cây. Tuy nhiên, nếu cây dừa thiếu kali mà bón nhiều phân đạm thì lá vẫn vàng và năng suất vẫn thấp.                    

         Clo đối với dừa được xem như một chất đa lượng hơn là chất vi lượng như đối với các loại cây trồng khác. Trên cây con, Clo có ảnh hưởng đến sự gia tăng chu vi gốc thân và giúp cho cây chống lại bệnh đốm lá do nấm Pestalotiopsis sp. gây ra. Clo giúp gia tăng sự hấp thụ các chất kali, lân, canxi và ma-nhê nên giúp cây ra trái sớm, Clo còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành cơm dừa. Triệu chứng thiếu Clo thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng thiếu kali. Cần chú ý giữa Clo và lưu huỳnh có sự đối kháng rõ rệt, Clo làm tăng chu vi gốc thân, trong khi lưu huỳnh làm tăng chiều cao cây. Bón nhiều lưư huỳnh sẽ làm giảm hàm lượng Clo trong lá rõ rệt. Chế độ phân bón tùy thuộc vào tuổi cây và loại đất, có thể tham khảo mức khuyến cáo như sau:

 

Tuổi cây

(năm)

Loại phân

Urê

Super lân

KCl

1

150

400

300

2

200

-

400

3

300

800

500

4

400

-

500

5

500

1.000

600

>5

800 – 1.000

1.000

800 – 1.000

Bảng 4: Lượng phân (g/cây/năm) bón cho cây dừa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và trưởng thành ở vùng đất sét và đất phù sa

 

Tuổi cây

(năm)

Loại phân (g)

Urê

Super lân

KCl

1

150

2.000

200

2

200

-

400

3

400

2.000

500

4

600

-

500

5

800

2.000

600

>5

1.000 – 1.200

2.000

800 – 1.000

Bảng 5: Lượng  phân (g/cây/năm) bón cho cây dừa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và trưởng thành ở vùng đất phèn

         Ngoài phân hoá học, việc bón phân hữu cơ cho dừa cũng cần được đặc biệt quan tâm nhằm cung cấp thêm phân vi lượng, cải tạo đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng và đạt năng suất cao. Từ năm thứ hai trở đi nên bón 20 kg phân hữu cơ/cây, sau đó tăng dần mỗi năm 5 kg/cây và từ năm thứ bảy trở đi bón 50kg phân hữu cơ/cây/năm. Phân hữu cơ có thể là các loại phân chuồng hoai mục, xác bã thực vật, rơm rạ, cỏ mục...

         Phù sa sông hay bùn ao cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ và góp phần cung cấp chất dinh dưỡng cho vườn dừa ở ĐBSCL. Có thể bồi bùn mỗi năm hay 2 năm một lần. Nên bồi vào mùa nắng, khi bồi chỉ nên trải một lớp bùn dày khoảng 3-5 cm. Bồi quá dày có thể đưa phèn lên mặt liếp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

         Cách bón phân cho dừa: đối với dừa mới trồng có thể pha nước tưới hoặc bón trực tiếp bón vào gốc; đối với dừa trưởng thành có thể đào rãnh chung quanh cách gốc 1,5 –2 m, theo hình chiếu tán lá, trộn đều phân rải xuống và lấp đất lại. Hoặc cũng có thể rải chung quanh gốc kết hợp với bồi bùn. Toàn bộ lượng phân bón có thể chia ra bón ít nhất 2 lần mỗi năm./.

Bài, ảnh: Ngọc Hà

TUYÊN TRUYỀN


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 5
  • Trong tuần: 444
  • Tất cả: 434830