Chuyển đổi số trong nông nghiệp có khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc
Đây là phát biểu của diễn giả tại Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức năm 2021. Chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2020, nhằm đồng hành cùng Chính phủ trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 đã cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu, đề xuất các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả, dễ dàng áp dụng, góp phần phát huy các thế mạnh riêng của từng địa phương, đem lại tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.

Sản phẩm nông nghiệp từ chuyển đổi số nông nghiệp sinh thái (Ảnh chụp màn hình Vietnam DX Summit 2021)

         Chuyển đổi số trong nông nghiệp có khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, vì chuyển đổi số trong nông nghiệp có thể bắt đầu áp dụng ở bất cứ thời điểm nào, nhưng do công nghệ luôn luôn phát triển, không ngừng luôn luôn đổi mới, do vậy, chuyển đổi số trong nông nghiệp cũng sẽ không ngừng phát triển, sẽ không ngừng thay đổi, nên sẽ không có điểm kết thúc. Vì vậy, trong chuyển đổi số nông nghiệp, cần phải xóa mù công nghệ để không ai bị bỏ lại phía sau.

         Mặc dù, nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu về xuất khẩu, đảm bảo được an ninh lương thực, năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng được nâng lên, tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn đang đứng trước thực trạng lạm dụng phân bón gây ô nhiễm đất, lạm dụng thuốc hóa học gây mất an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây hiệu ứng nhà kính, đối mặt với biến động của thị trường trong nước, ngoài nước do tập quán, thói quen tiêu dùng thay đổi. Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng cao hơn, sản xuất an toàn, sản xuất bảo vệ, thân thiện môi trường, sinh thái,... Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều dịch bệnh mới, như: Covid-19 ở người, Dịch tả heo Châu Phi, Viêm da nổi cục ở trâu, bò,… Do đó, để phát triển bền vững, nông nghiệp và nông dân cần có giải pháp tổng hợp ứng phó thông minh chuyển đổi sang sản xuất thực phẩm có trách nhiệm, bền vững và minh bạch. Phối hợp liên ngành, hành động tập thể và quan hệ đa đối tác, đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số. Đảm bảo mọi người tiếp cận thực phẩm an toàn, dinh dưỡng; xây dựng các chuỗi giá trị cạnh tranh, bao trùm và bình đẳng, có sự tham gia của tất cả sản xuất nhỏ, nhóm yếu thế; đẩy mạnh sản xuất bền vững, chuyển đổi số nông nghiệp sinh thái,…

Nội dung chuyển đổi số nông nghiệp bắt đầu từ nông dân
(Ảnh chụp màn hình Vietnam DX Summit 2021)

         Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu của chuyển đổi số nông nghiệp hay nông nghiệp thông minh là ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (ICT) vào giúp người sản xuất quản trị nông nghiệp chính xác, hiệu quả, giảm rủi ro, tăng tính chống chịu và bền vững hơn. Hiện có một số mô hình nông nghiệp thông minh dựa trên dữ liệu cung cấp qua dịch vụ của các nền tảng số dùng chung, đó là: Sản xuất thông minh, chính xác (như trồng thủy canh rau, hoa,…). Dịch vụ sản xuất: Phun thuốc sâu bằng máy bay không người lái (drone), tưới tự động, tiết kiệm. Truy xuất nguồn gốc (blockchain), thương mại điện tử,…

          Một số thách thức trong chuyển đổi số nông nghiệp, đó là: Hạn chế về sơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu chưa đồng bộ. Hạn chế về nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của doanh nghiệp, của người dân. Khả năng cung ứng công nghệ cho nông nghiệp thông minh còn hạn chế, các công ty vừa và nhỏ thường sử dụng các giải pháp riêng lẻ, không kết nối với nhau dẫn đến cơ sở dữ liệu số phục vụ nông nghiệp còn tản mạn, chưa được thiết kế và số hóa đồng bộ. Suất đầu tư cho nông nghiệp thông minh, công nghệ luôn cao hơn rất nhiều so với nông nghiệp truyền thống nên phần lớn hộ không đủ điều kiện để đầu tư, trong khi tiếp cận tín dụng còn khó khăn. Các mô hình quản trị minh bạch trong các chuỗi giá tri nông sản thực phẩm chưa phổ biến. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật mặc dù đã được đầu tư chuyên sâu nhưng vẫn còn chưa theo kịp thực tiễn yêu cầu sản xuất. Các tiêu chí về nông nghiệp công nghệ cao, tiêu chí về nông nghiệp thông minh cùng với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất cho từng đối tượng vật nuôi, cây trồng chưa được nhà nước ban hành.

         Vì vậy, Vietnam DX Summit 2021 đưa ra một số khuyến nghị, như: Cơ quan quản lý cần xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động chính sách và lộ trình chuyển đổi. Tăng cường hợp tác liên ngành nông nghiệp và công nghệ thông tin (Nhà nước thiết kế các nền tảng số nông nghiệp và nông thôn dùng chung, xây dựng các dịch vụ cơ sở dữ liệu cung cấp dịch vụ công, số hóa các quy trình quản trị tiên tiến, chính sách khuyến khích đầu tư hợp tác công tư và phát triển vào chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn). Các doanh nghiệp cần nghiên cứu và phổ biến rộng đa dạng các sáng kiến chuyển đổi số,... 

Văn Đoái

TUYÊN TRUYỀN


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 27
  • Trong tuần: 466
  • Tất cả: 434852