Hội Nông dân Trà Vinh – Viện Cây ăn quả miền Nam tổ chức Hội thảo về quản lý dịch hại gây bệnh trên cây ăn trái
Ngày 25/3, tại xã Huyền Hội, huyện càng Long, Hội Nông dân Trà Vinh phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam tổ chức hội thảo về quản lý dịch hại gây bệnh trên cây ăn trái cho nông dân.

Nông dân Võ Văn Tự, ấp Hòa An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè

phản ánh tình trạng ổi trồng chết hàng loạt không  nguyên nhân tại hội thảo.

         Tham dự hội thảo có bà Lê Bích Chi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Trà Vinh, các diễn giả: T.S Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ; T.S Trần Thị Mỹ Hạnh, Phó Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật và Thạc sĩ Đặng Thùy Linh, Phó trưởng Phòng Khoa học Hợp tác Quốc tế (Viện Cây ăn quả miền Nam) cùng với gần 200 nông dân ở các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành.

         Tại hội thảo, nông dân ở cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè), xã Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần)… phản ánh tình trạng trên bưởi da xanh thường bị bệnh vàng lá; cây ổi, có hiện tượng chết hàng loạt; cây chôm chôm bị cháy lá ... Qua hội thảo, các diễn giả đã giải thích các nguyên nhân, cơ chế lây truyền bệnh và hướng khắc phục, phòng trị bệnh cho cây ăn trái.

TS Trần Thị Mỹ Hạnh trình bày về bệnh tuyến trùng gây hại trên cây ăn trái.

         Đối với các sâu bệnh gây hại trên cây ăn trái (cây có múi), theo diễn giả TS Trần Thị Mỹ Hạnh, Phó Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật, các nhà vườn cần lưu ý các đối tượng như: sâu vẽ bù Phyllocnistis; sâu đục trái Citripestis sagittiferella, bọ trĩ, rầy chổng cánh, rầy mềm, rầy sáp, nhện gié… thường gây hại trên cây có múi. Đối với thanh long có các đối tượng gây hại như bọ trĩ, rệp sáp, ngâu, bọ xít xanh, sên trần…Cây chôm chôm, có các đối tượng gây hại chính như rệp sáp, sâu đục trái, ruồi đục trái.

         Tại hội thảo, các diễn giả cũng thông tin với các nông dân trong trong canh tác cây ăn trái, thời gian tới, việc vận chuyển, mua bán và xuất khẩu mặt hàng trái cây sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các đối tác có những quy định khắt khe về an toàn chất lượng nông sản; do đó, nông dân cần tuân thủ các quy trình trong canh tác và xử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng, trị bệnh trên cây ăn trái…

Thạc sĩ Đặng Thùy Linh trao đổi với nông dân về các bệnh thường gặp trên cây ăn trái.

         Thạc sĩ Đặng Thùy Linh, Phó trưởng Phòng Khoa học Hợp tác Quốc tế thông tin tại hội thảo: gây bệnh trên cây ăn trái có nhiều nguyên nhân; trong đó, bệnh tuyến trùng gây hại khá đa dạng. Trong đó, tuyến trùng ký sinh thực vật (cây trồng) có thể sống trong nhiều điều kiện mô trường khác nhau, gây thiệt hại kinh tế trên diện rộng cho các loại cây trồng, đa số tấn công bộ rễ, một số ít sinh sống trên là và bông…vòng đời từ 20-30 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ. Tuyến trùng ký sinh cây trồng xâm nhiễm và phát tán do con người, thông qua vật dụng làm vườn, nguồn nước, tàn dư thực vật. Biện pháp phòng trị: chọn cây giống sạch bệnh; vệ sinh, tạo tán cho vườn cây; cung cấp phân bón cân đối, hợp lý. Trồng xen trong vườn cây ăn trái các loại cây có tính chất xua đuổi  tuyến trùng như hoa vạn thọ, lục lạc, cây họ đậu. Sử dụng chế phẩm diệt nấm; các loại thuốc trị tuyến trùng: Tervigo, Velume, Stop 5 DD… Hiện tượng cây ổi chết hàng loạt, do cây và đất nhiễm tuyến trùng ký sinh với mật độ cao, cần cải tạo, vệ sinh tốt nền đất trồng…

Tin, ảnh: Hữu Huệ

 

 

TUYÊN TRUYỀN


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 14
  • Trong tuần: 722
  • Tất cả: 434364