70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
Thực hiện Công văn số: 04/CV- HĐYVN ngày 14/01/2021 của Trung ương Hội Đông y Việt Nam về việc triển khai công tác năm 2021; Công văn số: 3424/UBND-KGVX ngày 27/8/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện các hoạt động trong năm 2021 và Kế hoạch số: 50/KH-HĐYCC ngày 13/07/2020 của Hội Đông y – Châm cứu tỉnh Trà Vinh về triển khai hoạt động của Ban Chấp hành Hội Đông y – Châm cứu tỉnh Trà Vinh gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao năm 2021.

Hội Đông y – Châm cứu tỉnh Trà Vinh tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và nhân dân trồng và sử dụng thuốc Nam theo quyết định số: 4664/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc Ban hành bộ tranh cây thuốc mẫu gồm có 70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền như sau:

         1. BẠC HÀ

         Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)

         Tên khoa học: Mentha arvensis L.

         Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

         Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

         Công năng, chủ trị: Sơ phong, thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can, giải uất, giải độc. Chữa cảm mạo phong nhiệt, cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ, thúc đẩy sởi mọc, ngực sườn đầy tức.

         Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 20g, hãm vào nước sôi 200 ml, cách 3 giờ uống một lần.

          2. BÁCH BỘ

         Tên khác: Củ ba mươi, dây đẹt ác, hơ linh (Ba Na)

         Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.

         Họ: Bách bộ (Stemonaceae)

         Bộ phận dùng: Rễ

         Công năng, chủ trị: Nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Chữa các chứng ho mới hoặc ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, trị giun kim, ngứa, ghẻ lở.

         Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 – 12g, sắc uống, thụt hậu môn điều trị giun kim, dùng 30 - 40g sắc lấy nước rửa điều trị ngứa, lở.

          3. BẠCH ĐỒNG NỮ

         Tên khác: Mò trắng, Mò mâm xôi, Bấn trắng

         Tên khoa học: Clerodendrum chinense (Osbeck.) Mabb var. simplex (Mold.) S. L. Chen

         Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

         Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa

         Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm. Rễ cây chữa gân xương đau nhức, mỏi lưng, mỏi gối, kinh nguyệt không đều, viêm túi mật, vàng da, vàng mắt. Dùng ngoài ngâm rửa trĩ, lòi dom. Lá cây chữa tăng huyết áp, khí hư bạch đới, Lá dùng ngoài trị vết thương, tắm ghẻ, chốc đầu. Hoa dùng trị ngứa.

         Liều lượng, cách dùng: Rễ ngày dùng 12 - 16g, sắc uống. Dùng 1 kg cành lá, rửa sạch, đun sôi với nước 30 phút, lọc lấy nước, nhỏ giọt liên tục lên vết thương hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ.

          4. BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

         Tên khác: Cỏ lưỡi rắn hoa trắng

         Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd.

         Họ: Cà phê (Rubiaceae)

         Bộ phận dùng: Toàn cây

         Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, lợị niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm Amydal, viêm đường tiết niệu, viêm đại tràng (trường ung). Dùng ngoài chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt.

         Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 - 60g (khô) sắc uống. Dùng ngoài, giã nát đắp tại

chỗ.

         5. BÁN HẠ NAM

         Tên khác: Cây chóc, chóc chuột, nam tinh, bán hạ ba thùy

         Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) Schott.

         Họ: Ráy (Araceae).

         Bộ phận dùng: Thân rễ. Khi dùng phải qua chế biến cẩn thận.

         Công năng, chủ trị: Hóa đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chữa nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng, ho có đờm, ho lâu ngày. Dùng ngoài chữa ong đốt, rắn rết cắn.

         Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 10g, sắc uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

         Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

          6. BỐ CHÍNH SÂM

         Tên khác: Nhân sâm Phú yên, Thổ hào sâm

         Tên khoa học: Abelmoschus moschatus Medik.ssp. tuberosus (Span) Borss.

         Họ: Bông (Malvaceae).

         Bộ phận dùng: Rễ. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín. Phơi khô, hoặc sấy khô.

         Công năng, chủ trị: Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát (giảm ho), trừ đờm. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt chóng mặt, đau dạ dầy, tiêu chảy, ho viêm họng, viêm phế quản, người háo khát, táo bón.

         Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 - 12g, sắc uống.

         Kiêng kỵ: Nếu thể tạng hàn phải chích với gừng. Không dùng chung với Lê lô.

          7. BỒ CÔNG ANH

         Tên khác: Diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét, cây mũi mác

         Tên khoa học: Lactuca indica L.

         Họ: Cúc (Asteraceae)

         Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất

         Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chữa mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.

         Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 30 g (khô), 20 - 40g (cây tươi), ép lấy nước uống hoặc sắc uống. Đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa.

          8. CÀ GAI LEO

         Tên khác: Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.

         Tên khoa học: Solanum procumbens Lour.

         Họ: Cà (Solanaceae).

         Bộ phận dùng: Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng).

         Công năng, chủ trị: Tán phong trừ thấp, tiêu độc, giảm đau. Chữa đau nhức gân xương, ho, ho gà, xơ gan, rắn cắn.

         Liều lượng, cách dùng: Ngày 16 - 20g, sắc uống.                              

Cử nhân Lương y: Kiên Chinh

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y – Châm cứu tỉnh Trà Vinh

TUYÊN TRUYỀN


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 12
  • Trong tuần: 369
  • Tất cả: 434531