Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021 tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm đồng
Ngày 27-4, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021. Tham dự hội nghị: Đại diện một số bộ, ngành; Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố; các viện nghiên cứu, trường đại học; các doanh nghiệp, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

          Trong năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 48.072 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, tăng 18% so với năm 2019. Trong đó, có 4.597 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; 2.066 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; 33.700 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc gia; 7.688 đăng ký quốc tế nhãn hiệu và 21 chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. 

Quang cảnh hội nghị

         Đến năm 2020 đã có 42 tỉnh, thành phố đã ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Trà Vinh ban hành Kế hoạch số 71/KH-UBND  ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc Kế hoạch thực hiện chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020-2030, tổng kinh phí thực hiện: 18.770.592.000 đồng với  các mục tiêu cụ thể như sau:

         Tổ chức khảo sát 189 đơn vị: 166  hợp tác xã; 23 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được công nhận, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Trà Vinh năm 2020. Tổ chức 04 cuộc hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh; 35 cuộc thanh, kiểm tra về quyền sở hữu công nghiệp trong sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; 44 cuộc hội nghị tập huấn về sở hữu công nghiệp với sự tham dự của 1.540 đại biểu. Đăng ký bảo hộ 03 chỉ dẫn địa lý; 25 nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm hàng hóa của 13 hợp tác xã điểm và ngành hàng chủ lực của tỉnh. 20 nhãn hiệu tập thể; 100 nhãn hiệu thông thường; 20 kiểu dáng công nghiệp; 10 nhãn hiệu quốc tế; 10 sáng chế/giải pháp hữu ích.

          Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về SHTT năm 2020 và trao đổi, thảo luận những định hướng trong hoạt động SHTT năm 2021 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Đồng thời đưa ra bảy nhóm giải pháp để triển khai thực hiện trong thời gian tới, nhằm khẳng định vai trò tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay./.

Tin, ảnh: Văn Truyền

TUYÊN TRUYỀN


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 25
  • Trong tuần: 681
  • Tất cả: 434411