Hội thảo Khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng đàn bò”
Ngày 07 tháng 9 năm 2018, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hoà, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp với Uỷ Ban nhân dân huyện Cầu Ngang tổ chức Hội thảo Khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng đàn bò” nhằm mục đích, góp phần tháo gỡ những khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra cho ngành chăn nuôi bò của tỉnh trong thời gian tới.

Bà Lê Tuyết Hồng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phát biểu Đề dẫn Hội thảo

Tại hội thảo có 80 đại biểu tham dự, gồm có: PGS.TS. Võ Văn Sơn - Nguyên Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ; Bà Lê Tuyết Hồng - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Bà Trương Thị Mông Huyền – Phó Chi cục trưởng chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh; đại diện Phòng Chính sách Thông tin (sở NN&PTNT), Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang; lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; Phóng viên Báo, Đài truyền hình đến đưa tin tại Hội thảo và nhiều hộ dân có tâm huyết với việc chăn nuôi bò.

 

PGS.TS. Võ Văn Sơn - Nguyên Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng,

 Trường Đại học Cần Thơ trình bày tại Hội thảo

Tại Hội thảo, đại biểu đã được nghe định hướng giải pháp nâng cao chất lượng đàn bò do PGS.TS. Võ Văn Sơn, Nguyên Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ trình bày; các ý kiến tham luận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện cầu Ngang, Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Hoà. Kết quả Hội thảo, đại biểu đã thống nhất về cơ bản với những nội dung quan trọng, như sau:
* Thuận lợi:
Trà Vinh có khu vực đất giống cát, không bị ngập úng, thuận lợi cho trồng màu và phát triển chăn nuôi gia súc, nhất là chăn nuôi bò.
Các Sở, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo chuyển  giao khoa học kỹ thuật về việc phát triển và chăn nuôi bò.
Một số mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, quy mô lớn, dần được phát triển góp phần định hướng cho các nông hộ chăn nuôi học hỏi kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến thay đổi tập hoán sản xuất cũ, lạc hậu kém hiệu quả.
Dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, các loại giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được người chăn nuôi quan tâm đầu tư vào trong sản xuất như: Charolais, Lymousine, Red Angus, BBB, Brahman, Droughtmaster..., đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người chăn nuôi.
* Khó khăn:
Hệ thống thú y cơ sở chưa đồng đều; lực lượng hành nghề dịch vụ điều trị thú y còn thiếu, cùng với chủ hộ nuôi bò nhỏ lẻ còn chưa chủ động trong phòng, chống dịch bệnh còn trông chờ vào Nhà nước, chưa tự giác khai báo khi phát hiện dịch bệnh để giúp cơ quan chức năng có biện pháp ứng phó kịp thời.
Giá cả trên thị trường biến động liên tục gây bất ổn đầu ra sản phẩm chăn nuôi.
Tập quán chăn nuôi lạc hậu, khó thay đổi, chất lượng con gống, khâu phối giống cho bò bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo còn hạn chế, chậm phát triển.
Về cách thức tổ chức chăn nuôi, thiếu tính liên kết giữa khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chưa phát triển hình thức nuôi bò vỗ béo, dẫn đến sự phụ thuộc đầu ra vào thương lái thu gom.
Thiếu thông  tin Khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, về hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.
Để phát triển nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Hội thảo đã thống nhất các nhóm giải pháp chính như: có giải pháp phát triển ngành chăn nuôi bền vững; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách về chăn nuôi; tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh..../.

                                                                                                                                            Tin, ảnh: Hiền Hưng


Tin khác
1 2 
TUYÊN TRUYỀN


 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 162
  • Trong tuần: 5 753
  • Tất cả: 427521